1/ Bỏ Bữa:
Bỏ bữa làm ngưng trệ quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ăn uống không đều trong suốt cả ngày không chỉ góp phần tích tụ mỡ quanh bụng mà còn gây hiện tượng kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II. Sau khi ăn một bữa ăn, cơ thể sản xuất ra glucose, được vận chuyển từ máu vào cơ bắp và tế bào gan. Với tình trạng kháng insulin, các tế bào không có phản ứng với insulin, do đó, nhiều đường sẽ tích tụ trong máu. Nhiều đường trong máu có nghĩa là nhiều mỡ xung quanh vòng eo.
2/ Nhai quá nhanh:
Bất kể chúng ta ăn sạch như thế nào, nếu chúng ta nhai quá nhanh thì chúng ta đang góp phần làm tăng trọng lượng cơ thể. Hóc môn trong ruột gửi tín hiệu đến não để cho chúng ta biết khi nào chúng ta no. Những người ăn quá nhanh làm ruột chưa kịp gửi tín hiệu đến não báo hiệu khi chúng ta no, và làm chúng ta ăn vượt quá mức cần thiết của cơ thể, dẫn đến tăng cân. Hãy ăn chậm và nhai kỹ nhé các bạn.
3/ Uống quá nhiều Protein:
Cơ thể chúng ta không tiếp nhận Protein dạng lỏng giống như từ thực phẩm. Lượng Protein lỏng không khiến bạn cảm thấy no hoặc kìm nén cơn đói. Khi bạn ăn, dạ dày căng ra. Cảm giác căng sẽ gửi một thông điệp đến não rằng dạ dày đang hoạt động, điều này giúp cơ thể chuyển hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Nhưng đồ uống không kích hoạt tín hiệu này. Vì vậy, sử dụng các loại sữa bột cũng phải đúng giới hạn của mỗi người.
4/ Tránh xa chất béo:
Đừng sợ chất béo. Giảm lượng chất béo của bạn chỉ làm tăng chỉ số BMI (Body Mass Index) của bạn. Nếu chúng ta giảm lượng chất béo nạp vào, chúng ta thường sẽ tăng thêm lượng carbs để bù lại và nhiều carbs dẫn đến nhiều chất béo hơn. Thay vào đó, hãy tiêu thụ các chất béo bão hòa lành mạnh như bơ, các loại hạt và dầu ô liu. Hãy đưa vào cơ thể một lượng chất béo tốt để có một thân hình cân đối nhé.
Chúc các bạn nhanh chóng có được một thân hình cân đối và khỏe mạnh!